Cửa thoát hiểm chống cháy| Báo giá & Quy định PCCC

Trong quy định mới nhất của Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, yêu cầu tất cả các tòa nhà, cơ sở kinh doanh đều phải có lối thoát hiểm và sử dụng cửa thoát hiểm chống cháy để đảm bảo an toàn.

Vậy cửa thoát hiểm là gì? So với cửa chống cháy thì có gì khác biệt? Và quy định của nhà nước về lắp đặt cửa đi thoát hiểm là gì? Tìm hiểu ngay qua bài sau!

1. Cửa thoát hiểm chống cháy là gì?

Cửa thoát hiểm chống cháy là dòng cửa chuyên dụng được thiết kế để lắp đặt tại những khu vực thoát hiểm như cầu thang bộ, lối thoát tòa nhà. Công dụng chính của loại cửa này là để tạo lối đi an toàn, bảo vệ người dân trong trường hợp khẩn cấp.

Ví dụ: Trong trường hợp có cháy nổ xảy ra, người dân không được sử dụng thang máy (vì có thể mất điện) thì cửa thoát hiểm sẽ là lối đi an toàn. Vì cửa sẽ ngăn khói, lửa trong một khoảng thời gian nhất định, giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Cửa đi thoát hiểm chống cháy

Cửa thoát nạn chỉ mở được 1 chiều như sau: cửa sẽ mở từ hành lang cầu thang dẫn ra lối ra lối đi an toàn.

Thường thì cửa đi thoát hiểm sẽ không được sử dụng và luôn đóng. Trừ trường hợp ban quản lý sử dụng cho mục đích kiểm tra PCCC, vận hành công trình hay trong các tình huống đặc biệt.

1.1 Cấu tạo cửa thoát hiểm

Cửa thoát hiểm chống cháy được sử dụng cho mục đích ngăn cháy, đảm bảo an toàn nên cấu tạo sẽ khá giống cửa chống cháy.

  • Cánh cửa: 2 mặt cánh được làm từ thép mạ điện, độ dày từ 1.0 – 1.2mm. 
  • Khung cửa: Được làm từ thép cán nguội có độ dày 1.4mm. 
  • Lõi cửa: Ở giữa là lõi chống cháy, có thể được làm từ các vật liệu như: MGO (magie oxit), giấy tổ ong, bông thủy tinh…dày 50mm.

Tổng độ dày cánh vào khoảng 50 – 60mm. Bề mặt cửa và khung sẽ được xử lý để chống han gỉ, chống cháy, sau đó sẽ được sơn một lớp sơn tĩnh điện. Các màu cơ bản thường được sử dụng là màu trắng, màu ghi, màu đen…

Cấu tạo của đi thoát hiểm chống cháy
Cấu tạo của đi thoát hiểm chống cháy

Ngoài ra, một số phụ kiện không thể thiếu khi lắp đặt cửa thoát hiểm chống cháy như:

  • Thanh đẩy ngang (thanh thoát hiểm, khóa sập): 

+ Đây là phụ kiện bắt buộc phải có ở cửa đi thoát hiểm. Nó giúp cửa mở dễ dàng mà không cần đến chìa khóa trong trường hợp khẩn cấp. 

+ Có 2 loại thanh đẩy sử dụng cho cửa là thanh đẩy đơn (dùng cho cửa 1 cánh) và thanh đẩy đôi (dùng cho cửa 2 cánh).

  • Tay co thủy lực: Giúp cửa luôn tự động đóng lại mỗi khi mở.
  • Bản lề: Cố định cửa và khung
  • Gioăng cửa: Ngăn khói lan sang các khu vực khác.
  • Doorsill: Giúp tạo độ kín khít của cửa với mặt sàn.

Ngoài ra còn một số phụ kiện khác mà bạn có thể lắp đặt như kính chống cháy, tay nắm cửa…

1.2 Phân loại cửa đi thoát hiểm chống cháy

  • Cửa thoát hiểm 1 cánh mở 1 chiều: Đây là loại cửa thoát hiểm phổ biến, thường được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng, văn phòng ở lối cửa cầu thang. Cửa được thiết kế để mở về một phía, giúp dễ dàng hướng dẫn người ra khỏi khu vực nguy hiểm một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Cửa thoát hiểm 2 cánh: Loại cửa này thường được sử dụng ở những khu vực có không gian rộng hơn, cho phép nhiều người thoát hiểm cùng lúc. Cửa thoát hiểm 2 cánh cũng có thể được thiết kế để mở cùng chiều hoặc ngược chiều, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của tòa nhà hoặc khu vực sử dụng.
Các loại cửa thoát hiểm thường lắp đặt ở các lối đi an toàn
Các loại cửa thoát hiểm thường lắp đặt ở các lối đi an toàn
  • Cửa thoát hiểm chung cư: Đây là loại cửa thoát hiểm được thiết kế đặc biệt cho các tòa chung cư. Cửa thường được đặt ở những vị trí chiến lược, đảm bảo cư dân có thể dễ dàng tiếp cận và thoát ra ngoài an toàn khi xảy ra sự cố. Cửa thoát hiểm chung cư thường được làm từ vật liệu chống cháy, có khả năng ngăn chặn lửa lan rộng trong thời gian nhất định.
  • Cửa thoát hiểm nhà xưởng: Đối với các nhà xưởng, xí nghiệp, cửa thoát hiểm cần đáp ứng những tiêu chuẩn đặc biệt về an toàn và chống cháy. Cửa thoát hiểm nhà xưởng thường có kích thước lớn hơn, được thiết kế để chịu được áp lực từ bên trong và bên ngoài, đảm bảo nhân viên và công nhân có thể thoát ra nhanh chóng khi có tình huống khẩn cấp.

2. So sánh: Cửa thoát hiểm chống cháy, cửa thoát hiểm, cửa thép chống cháy

Cửa thoát hiểm, thoát nạn có phải cùng 1 loại không? Hai cửa này khác nhau như thế nào?” – Đây là băn khoăn của nhiều người tìm mua cửa thoát hiểm chống cháy.

Bạn có thể theo dõi bảng sau để nắm được sự khác và giống nhau ở 2 loại cửa này:

Loại cửa/Nội dung Cửa thoát hiểm chống cháy Cửa chống cháy
Mục đích sử dụng Để chống cháy, ngăn khói. Tạo lối thoát an toàn cho người dân trong trường hợp khẩn cấp. Để chống cháy, ngăn khói lan sang các khu vực khác. trong thời gian nhất định
Vị trí lắp đặt Khu vực thang bộ, các lối thoát của tòa nhà Khu vực thang bộ, các lối thoát của tòa nhà. 

Làm cửa chính căn hộ, làm cửa thông phòng,…

Lắp đặt tại các cửa phòng kỹ thuật, phòng điện,..

Cấu tạo Các phụ kiện bắt buộc:

  • Bản lề
  • Gioăng cửa
  • Doorsill bậu cửa
  • Tay co thủy lực
  • Thanh đẩy panic
Các phụ kiện bắt buộc:

  • Bản lề
  • Gioăng cửa
  • Doorsill bậu cửa
  • Tay co thủy lực
  • Khóa tay gạt
Khả năng chống cháy Bắt buộc Bắt buộc
Giấy kiểm định Bắt buộc Bắt buộc

Như vậy, qua bảng trên, Cửa thép vân gỗ NTP khẳng định: cửa thoát hiểm là một loại cửa chống cháy, nhưng cửa chống cháy chưa chắc là cửa thoát hiểm.

Cửa exit phải vừa có chức năng chống cháy, vừa có chức năng thoát hiểm. Thường lắp đặt ở vị trí thoát hiểm của các tòa nhà, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy….

Xem thêm: 

Cửa thoát hiểm, cửa chống cháy 60 phút

Cửa thoát hiểm chống cháy 90 phút

Cửa thoát hiểm 1 cánh

4. Giá cửa chống cháy thoát hiểm

Giá cửa thoát hiểm có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, cấp độ ngăn cháy (EI60,EI90, EI120..) và phụ kiện đi kèm. Đơn giá cửa thoát hiểm được tính tương tự như giá cửa thép chống cháy. Tuy nhiên, do cửa thoát nạn sử dụng các phụ kiện nên giá cả sẽ cần được báo cụ thể và chi tiết cho từng công trình. 

Để biết chính xác mức giá, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến nhà cung cấp hoặc liên hệ hotline: 0788 364 999 để được nhận báo giá cụ thể.

5. Quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC

Quy định về cửa thoát hiểm trong Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Việt Nam được quy định tại nhiều văn bản pháp luật, trong đó chủ yếu là Luật Phòng cháy và Chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan như QCVN 06:2021/BXD (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình).

Những quy định này giúp đảm bảo an toàn cho người dân khi xảy ra tình huống khẩn cấp, đồng thời là yêu cầu bắt buộc trong việc thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC cho các công trình xây dựng.

  • Yêu cầu về số lượng và vị trí cửa thoát hiểm:

+ Mỗi tầng của công trình phải có ít nhất hai lối thoát hiểm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

+ Cửa thoát hiểm phải được bố trí ở những vị trí dễ tiếp cận, rõ ràng và không bị cản trở bởi các vật dụng khác.

Cửa thoát hiểm chống cháy công trình
Cửa thoát hiểm chống cháy công trình
  • Kích thước cửa thoát hiểm:

+ Cửa thoát hiểm phải có kích thước tối thiểu 0,8m x 1,9m để đảm bảo luồng người di chuyển thoát hiểm một cách thuận tiện.

+ Đối với các công trình có lưu lượng người lớn, kích thước cửa thoát hiểm có thể phải lớn hơn để đáp ứng nhu cầu thoát hiểm an toàn.

  • Cửa thoát hiểm phải mở theo chiều thoát nạn: Cửa thoát hiểm bắt buộc phải mở theo chiều thoát nạn, tức là mở ra ngoài, để tránh tình trạng người thoát hiểm bị cản trở trong lúc di chuyển.
  • Yêu cầu về vật liệu và tính năng của cửa thoát hiểm:

+ Cửa thoát hiểm phải được làm từ các vật liệu chống cháy, đảm bảo khả năng chịu lửa trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là từ 45 phút đến 120 phút tùy theo yêu cầu của từng loại công trình.

+ Cửa phải có tính năng tự động đóng lại sau khi được mở, nhằm ngăn chặn sự lan rộng của khói và lửa sang các khu vực an toàn khác.

  • Dấu hiệu và chiếu sáng:

+ Cửa thoát hiểm phải được đánh dấu bằng biển chỉ dẫn rõ ràng, có thể phát sáng trong điều kiện thiếu sáng hoặc khi có khói.

+ Hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp phải được bố trí dọc theo lối thoát hiểm để đảm bảo người sử dụng có thể di chuyển an toàn ngay cả khi mất điện.

Dấu hiệu đèn thoát hiểm
Dấu hiệu đèn thoát hiểm
  • Kiểm tra và bảo dưỡng:

+ Cửa thoát hiểm và các lối thoát hiểm phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo chúng luôn trong trạng thái hoạt động tốt.

+ Hệ thống cửa thoát hiểm không được phép khóa hoặc chặn lối trong bất kỳ trường hợp nào khi có người đang sử dụng công trình.

  • Quy định đặc biệt cho một số loại công trình: Với các công trình cao tầng, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà ở chung cư,… quy định về cửa thoát hiểm còn có thêm các yêu cầu cụ thể như số lượng cửa, cầu thang thoát hiểm phải đạt chuẩn và không gian thoát nạn phải có thông gió tự nhiên hoặc cơ khí.

Trên đây là những thông tin về báo giá và quy định PCCC của cửa thoát hiểm chống cháy. Hy vọng những thông tin mà NTPDoor chia sẻ trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về dòng cửa này. Mọi thắc mắc về cửa đi thoát hiểm vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

  • Hotline: 0788 364 999
  • Fanpage: Cửa thép vân gỗ NTP
  • Địa chỉ: QL18 – Phố Guột – Việt Hùng – Quế Võ – Bắc Ninh

Trả lời

Contact Me on Zalo
0788364999